Mang thai là gì?
Mang thai là một quá trình sinh lý bình thường của phụ nữ (Cá thể cái của các loại động vật có vú), là một đặc ân của thượng đế dành tặng cho người phụ nữ để có thể trở thành một người mẹ, để tiếp tục duy trì và phát triển giống nòi. Mang thai thực sự là quá trình kỳ diệu.
Cẩm nang mang thai
– Chuẩn bị mang thai
Mang thai là một quá trình dài và rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn tới sức khỏe, thai nhi và các vấn đề xã hội liên quan nên bạn cần phải có một sự chuẩn bị thật kỹ càng về tài chính, sức khỏe và tâm lý, tinh thần.
Về tài chính, đây là một vấn đề đặc biệt quan trọng. Mang thai và sau sinh là một khoảng thời gian dài đòi hỏi rất nhiều về mặt tài chính, để thực hiện tốt các vấn đề dinh dưỡng cho bà bầu, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi tốt nhất cho thai phụ và thai nhi, chăm sóc trẻ sơ sinh, dinh dưỡng cho bé và các vấn đề phát triển thể chất, nhất thức, tâm lý và tri thức cho con sau này.
Về sức khỏe và tâm lý, tinh thần, quan trọng không kém. Mang thai là một quá trình dài và không hề dễ dàng. Để quá trình thụ thai được diễn ra tốt nhất, cả nam và nữ cần có một thể trạng tốt nhất trước khi quá trình thụ tinh diễn ra, đây là tiền đề để có một bào thai khỏe. Và để thai nhi phát triển khỏe mạnh và bình thường, người phụ nữ cần có một sức khỏe tốt, tâm lý ổn định, tinh thần thoải mái, đây là yếu tố rất quan trọng trong sự phát triển của thai nhi.
Dấu hiệu nhận biết có mang thai hay chưa?
Dưới đây là 10 triệu chứng có thai sớm nhất:
1. Mệt mỏi là triệu chứng có thai xuất hiện từ sớm
Mệt mỏi là biểu hiện đầu tiên khi bắt đầu quá trình mang thai, tuy nhiên dấu hiệu này không rõ ràng nên rất ít người phụ nữ có thể nghĩ tới khả năng mình đã có thai.
Khi có thai những tuần đầu tiên, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi do lúc này cơ thể chưa quen với việc hoạt động 24/7 để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Hormone progesterone được tiết ra nhiều hơn khi mang thai cũng càng làm cho nhiệt độ cơ thể bạn tăng lên, càng đốt thêm nhiều năng lượng. Bên cạnh đó, nhịp tim của bạn trong giai đoạn này cũng đập nhanh hơn để cung cấp đủ oxy cần thiết cho buồng trứng. Tất cả sẽ dẫn đến việc cơ thể bạn cảm thấy như không còn chút sức lực nào cả.
2. Buồn nôn là dấu hiệu mang thai
Buồn nôn là dấu hiệu phổ biến khi mang thai, cũng là dấu hiệu dễ nhận biết nhất để nghĩ tới khả năng có thai.
Ở tháng thứ 2 khi mang thai, bạn có thể sẽ cảm thấy buồn nôn vào bất kỳ thời gian nào trong ngày. Triệu chứng có thai ốm nghén cũng xuất hiện tương tự. Do vậy, nếu nhận thấy có dấu hiệu buồn nôn hoặc ốm nghén một cách khác thường, bạn có thể nghĩ đến khả năng mình mang thai rồi đấy.
3. Triệu chứng mang thai khác là đi tiểu nhiều hơn
Nếu để ý tới thay đổi này, rất có thể bạn đã mang thai.
Một triệu chứng dễ nhận biết khi có thai chính là việc bạn bỗng nhiên đi tiểu nhiều hơn bình thường. Đây là hiện tượng thường xuất hiện từ tuần thứ 6 khi mang thai, do tử cung to ra, tạo áp lực lên bàng quang. Một nguyên nhân khác là do hormone thai kỳ và lưu lượng máu trong cơ thể gia tăng hơn trước làm bạn muốn đi tiểu nhiều lần.
4. Đau lưng cũng là dấu hiệu nhận biết có thai
Đau lưng là một biểu hiện thường thấy, nhưng rất ít người nghĩ tới khả năng mang thai.
Dấu hiệu nhận biết có thai mà nhiều phụ nữ thường bỏ qua chính là đau lưng. Nếu bạn cảm thấy thắt lưng mình bỗng xuất hiện những cơn đau nhức hoặc bị mỏi dọc sống lưng, thì rất có thể bạn đã mang thai rồi đấy. Hiện tượng này là do dây chằng ở lưng phải giãn ra để thích nghi với sự lớn dần lên của tử cung trong bụng. Do đó, đừng lơ là nghĩ rằng triệu chứng này do thời tiết hoặc do mệt mỏi khi lao động, hãy kiểm tra thêm có xuất hiện dấu hiệu mang thai nào khác không nhé.
5. Có thể bạn đã mang thai khi thấy dấu hiệu bị chuột rút
Bị chuột rút cũng là một trong những triệu chứng có thai mà nhiều người ít để ý. Khi mang thai những tuần của tháng đầu tiên, tử cung của bạn đã giãn dài thêm để sẵn sàng cho sự xuất hiện của một em bé trong suốt 9 tháng. Lúc này, sức nặng của tử cung tạo áp lực lên mạch máu ở chi dưới, khiến bạn bị chuột rút. Cách đơn giản để giảm thiểu triệu chứng này là massage nhẹ nhàng và bổ sung những thực phẩm giàu canxi.
6. Thói quen ăn uống cũng là cách nhận biết có thai
Ngoài những dấu hiệu nhận biết có thai dựa vào sự thay đổi của cơ thể, bạn có thể cảm nhận sự thay đổi trong sở thích ăn uống của mình để đánh giá khả năng mang thai. Nếu trước đây, những món vị chua hay ngọt không phải là “gu” của bạn, nhưng thời gian gần đây, bạn bỗng dưng thèm chua hay bất kỳ món gì giúp đỡ nhạt miệng, thì xác suất bạn có thai là khá cao đấy. Một số phụ nữ có thể sẽ bị chứng “cuồng ăn vô độ” với những món trước đây chưa bao giờ muốn ăn trong suốt thời gian dài của thai kỳ.
7. Táo bón, đầy hơi là dấu hiệu mang thai khác
Táo bón và đầy hơi là hai dấu hiệu dễ gặp nếu bạn đã mang thai. Thậm chí chúng còn xuất hiện thường xuyên hơn cùng với sự phát triển của thai kỳ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do hormone progesterone khi mang thai tăng cao tạo ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa của thai phụ. Để hạn chế táo bón, đầy hơi, bạn chỉ cần uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
8. Nhận biết dấu hiệu có thai dựa vào thân nhiệt
Đây là dấu hiệu nhận biết có thai mà bạn nên theo dõi nếu đang mong đợi bé yêu của mình. Chỉ cần để ý, bạn sẽ nhận thấy nhiệt độ cơ thể mình tăng cao hơn khi mang thai. Hiện tượng thân nhiệt bất thường cũng có thể làm da bạn ẩm ướt, khó thoát mồ hôi, gây nên rôm sảy ở những nơi có sự ma sát giữa các vùng da với nhau (vùng da gấp).
9. Triệu chứng có thai khác là nhạy cảm với mùi
Nếu như trước đây, bạn rất yêu thích mùi nước hoa chồng mình vẫn thường sử dụng, thì khi có thai, bạn có thể trở nên dị ứng đến mức nôn ọe khi ngửi phải mùi này. Tương tự, những mùi vốn luôn làm bạn khó chịu như mùi thuốc lá, mùi tanh của cá,… thì nay càng làm bạn khổ sở và khó chịu hơn nữa. Cách duy nhất để hạn chế hiện tượng này chính là tránh càng xa các mùi đó càng tốt. Với một số thai phụ, sự nhạy cảm này có thể sẽ giảm dần khi đến giữa hay gần cuối thai kỳ.
10. Chóng mặt là triệu chứng mang thai thường gặp
Chóng mặt cũng là một dấu hiệu của mang thai
Khi mang thai, một số phụ nữ có thể sẽ bị chóng mặt, váng đầu. Do những thay đổi trong hệ thống tim mạch của bạn như nhịp tim tăng, tốc độ bơm máu tăng, lượng máu lưu thông trong cơ thể tăng, trong khi huyết áp lại giảm đầu thai kỳ và tăng dần vào cuối thai kỳ. Những thay đổi này của cơ thể sẽ khiến những cơ quan khác phải điều chỉnh theo để kịp thích nghi. Nhưng đôi lúc sự điều chỉnh không kịp thời làm bạn bị choáng váng, chóng mặt. Nếu cơn choáng này làm bạn bị ngất xỉu, hãy đến gặp bác sĩ ngay vì có thể nó là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào đó.
Ngoài ra, còn một số cách nhận biết có thai sau đây. Ở tuần đầu tiên khi mang thai, bạn có thể nhận thấy sự thay đổi ở phần ngực, vú người phụ nữ bắt đầu mang thai sẽ căng hơn, cảm giác khó chịu xuất hiện dù vẫn mặc áo ngực size thường dùng, có cảm giác ngứa rát. Âm hộ xuất hiện dịch nhày màu vàng hoặc nâu dính vào quần lót. Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, kéo dài hơn bình thường từ 1-2 tuần…
Quá trình mang thai
Toàn bộ quá trình mang thai, sự phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn được tổng hợp trong clip sau đây.
Những điều cần biết khi mang thai
Bà bầu nên ăn gì?
Ăn gì tốt cho bà bầu là câu hỏi mọi người phụ nữ mang thai đều muốn biết. Bởi dinh dưỡng là yếu tốt quyết định cho sự phát triển của thai nhi và con trẻ sau này.
Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu đặc biệt quan trọng, bởi đây là thời gian ốm nghén, chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng cho bà bầu trong thời gian này rất quan trọng nhưng lại gặp nhiều khó khăn do tác động của hiện tượng nghén khi mang bầu.
Trong khoảng thời gian này, các mẹ cần ăn đủ 3 bữa chính + 3 bữa phụ. Cùng với đó cần bổ sung một số khoáng, dưỡng chất sau:
– Chất sắt:
Sắt có nhiều trong thịt, tim, cật, gan, các loại hạt và rau xanh. Bà bầu nên bổ sung các loại rau xanh lành tính tốt cho cơ thể. Bổ sung các loại này sẽ giúp tăng thể tích máu, phòng ngừa thiếu máu.
Mỗi ngày, bà bầu cần bổ sung ít nhất là 15gr sắt.
– Vitamin D:
Có nhiều trong trứng, sữa và đặc biệt là ánh nắng mặt trời. Thai phụ cần phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày (tránh ánh nắng quá gay gắt), nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, không nên đeo găng tay, đi vớ và cũng không nên phơi nắng sau cửa kính. Tuy nhiên, chỉ nên phơi nắng trước 8h sáng.
– Canxi:
Sữa, trứng, tôm, cua, các loại hạt đậu… là nguồn cung cấp canxi dồi dào. Đủ canxi sẽ giúp hệ thần kinh hoạt động tốt cũng như đông máu bình thường cho người mẹ.
Canxi cũng sẽ giúp hình thành hệ xương, răng vững cho thai nhi. Những người mẹ bổ sung không đủ lượng canxi cho mình trong thời kỳ mang thai sẽ dễ khiến em bé bị còi xương, suy dinh dưỡng, đau nhức xương, vọp bẻ sau này.
– Chất đạm:
Bổ sung nhiều thịt nạc, cá, trứng, sữa và các loại đậu vào thực đơn tăng cân để đảm bảo mức cân nặng hợp lý. Những thực phẩm này có khả năng giúp các tế bào mô của thai, tuyến vú và mô tử cung của bà bầu phát triển trong thời gian mang thai.
Mỗi ngày, bà bầu cần bổ sung 10-18g protein (khoảng 1-2 ly sữa, 50-100gr thịt cá…).
– Acid folic (vitamin B9):
Là một trong những chất vô cùng cần thiết và nhất định phải bổ sung khi mang thai. Acid folic có nhiều trong các loại rau xanh thẫm màu và một số loại hạt như mè, vừng, lạc…
Gan, tim, thịt gia cầm cũng là thực phẩm chứa nhiều acid folic. Bổ sung tốt acid folic sẽ giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai.
– Vitamin C:
Trái cây, rau xanh có chứa nhiều Vitamin C giúp xương sụn phát triển tốt. Vitamin C là một trong những chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng.
Ngoài ra, sữa cho bà bầu cũng là một thực phẩm bổ sung dinh dưỡng rất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Một số loại sữa các mẹ có thể tin dùng như Ensure Gold, Enfamama A+ 360 Brain Plus, Similac Mom IQ Plus, Frisomum Gold… Nhưng chú ý mua ở những nơi đáng tin cậy nhé 🙂
Phụ nữ mang thai không nên ăn gì?
Dinh dưỡng trong 3 tháng đầu rất quan trọng, tác động rất lớn tới sự phát triển của bào thai nên các mẹ cũng cần chú ý tới vấn đề kiêng cữ, hạn chế ăn uống.
Bà bầu không nên ăn gì? Cần tránh xa các loại đồ uống có cồn.
– Không nên dùng đồ uống có cồn vì chúng sẽ gây hại cho thai nhi. Bé sau này sinh ra dễ bị dị dạng một bộ phận nào đó trên cơ thể cũng như phát triển chậm so với tuổi.
– Không nên ăn các loại củ đã mọc mầm (khoai tây, tỏi…) các loại này sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi vì có nhiều chất độc.
– Hạn chế các loại cá có chứa nhiều thủy ngân như cá biển (cá thu, cá ngừ…). Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa thủy ngân sẽ gây hại đến não của thai nhi.
– Không ăn thức ăn bị ôi, thiu, mốc, có mùi lạ, thức ăn tái…
– Hạn chế ăn thực phẩm dễ gây động thai, sinh non như: gừng, ớt, đu đủ xanh, táo mèo, long nhãn, đào…
– Không ăn các thực phẩm chưa qua tiệt trùng.
– Không nên uống đồ có ga, có chứa cafein, cocain. Các loại này rất có hại cho phôi thai cũng như gây nguy cơ xảy thai. Cafein cũng kìm hãm sự hấp thu của sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai.
Các vấn đề khác cần lưu ý khi mang thai
Quan hệ khi mang thai
Sinh hoạt vợ chồng là nhu cầu tự nhiên của các cặp vợ chồng, tùy thuộc vào mối quan hệ của 2 người, tâm lý, sức khỏe và nhu cầu sinh lý mà tần suất diễn ra nhiều hay ít. Quan hệ vợ chồng trong lúc mang thai có rất nhiều lợi ích như trải nghiệm cảm giác mới, lạ mà chỉ khi mang thai mới có, tăng ham muốn, tăng mức độ nhạy cảm, tăng hưng phấn, cuộc “yêu” trở nên mãnh liệt, thú vị hơn và dễ đạt cực khoái hơn, giúp bà bầu giải tỏa ức chế, giải tỏa stress. Ngoài ra, quan hệ tình dục khi mang thai được chứng minh là làm tăng nồng độ miễn dịch globulin A, đây là một loại kháng thể giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng và một số bệnh khác. Nhưng nhìn chung quan hệ khi đang mang thai là chuyện bình thường, không có gì đáng ngại nếu bạn chú ý và cẩn thận một chút.
Cần đi khám sản – phụ khoa để biết không có những bất thường về thai, về phần phụ, cổ tử cung, về rau thai. Trong trường hợp có những dị tật về tử cung, ví dụ như hở eo tử cung mở, việc quan hệ tình dục dễ dẫn đến những sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, vi nấm, virut) và tinh dịch vào sẽ làm ảnh hưởng xấu cho thai nhi. Bởi vì trong tinh dịch của đối tác có chất prostaglandin làm tử cung co bóp mạnh, vì vậy, trong những tháng cuối thai kỳ, người chồng nên sử dụng bao cao su để tránh kích thích bé ra sớm. Trong trường hợp này, tốt hơn là tránh quan hệ tình dục khi mang bầu.
Trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa, việc xuất tinh trong hay ngoài hoặc sử dụng bao cao su hay không tùy thuộc vào sở thích và thói quen của mỗi cặp vợ chồng, bởi co bóp của tử cung trong giai đoạn này khi sinh hoạt tình dục hoàn toàn là cơn co bóp sinh lý, khác hoàn toàn co bóp chuyển dạ.
Cần lưu ý, một số trường hợp nên hạn chế quan hệ tình dục khi mang bầu là có tiền sử sinh non, sẩy thai hoặc có một số bất thường như rau bám thấp, rau tiền đạo.
Một số trường hợp sau khi quan hệ, bà bầu thấy bị ra máu, cần đi khám ngay để được xác định nguyên nhân, trên cơ sở đó sẽ được tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Việc quan hệ tình dục như thế nào cho đúng khi mang bầu nên tham khảo bác sĩ sản khoa.
Ngoài ra, 3 tháng cuối thai kỳ cũng là khoảng thời gian rất quan trọng chuẩn bị cho sự ra đời của thai nhi.
Vào 3 tháng cuối thai kỳ, các mẹ sẽ cảm nhận rất rõ sự nặng nề của cơ thể từ những bước đi cho đến hơi thở. Điều đó sẽ làm mẹ cảm thấy mệt mỏi và càng dễ cáu gắt hơn. Nhưng mẹ đừng vội nản vì điều đó cho thấy thai nhi trong bụng mẹ đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Và tất nhiên đi cùng với đó là nhu cầu về dinh dưỡng tăng cao.
Nếu để ý, các mẹ sẽ thấy khung xương chậu của mình bị căng ra đáng kể. Một số mẹ sẽ cảm nhận từng cơn nhói đau ở khu vực xương mu, xương cùng. Trong khi đó, một số mẹ khác lại cảm thấy đau chân và đi lại rất khó khăn do thai lớn, nằm đè lên mạch máu và các dây thần kinh vận động khiến phản xạ của mẹ sẽ chậm lại và giảm độ nhạy.
Một trong những điều khó chịu nhất sẽ xảy ra với mẹ trong giai đoạn cuối thai kỳ đó chính là chứng mất ngủ. Đôi khi điều này là do mẹ chưa tìm được tư thế ngủ hợp lý. Nhưng cũng có thể là do nhiều lý do khác.
Chứng tiền sản giật cũng được cảnh báo dễ xuất hiện trong thời gian cuối thai kỳ này. Do đó trong những tuần cận cuối ngày dự sinh, các mẹ phải thường xuyên khám thai và làm xét nghiệm nước tiểu cần thiết. Nếu nhận thấy tim mình đập nhanh, huyết áp cao bất thường, tăng cân quá mức, phù cổ chân cổ tay, có protein cao trong nước tiểu, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, mỏi mệt và hay choáng váng… thì lập tức mẹ phải báo ngay cho bác sĩ.
Đến cuối thai kỳ, em bé có thể đã chúc đầu xuống. Thai máy cũng rất rõ với những cú đá mạnh. Để biết thai vẫn khỏe, mẹ nên theo dõi thai máy. Nếu thấy 1 giờ liền không có cử động nào, hoặc 2 giờ chỉ có dưới 10 cử động và có những vận động dữ dội bất thường thì mẹ phải đến bệnh viện ngay.
Nếu mọi việc vẫn ổn, mẹ có thể đi bộ, tập thể dục, làm việc bình thường nhưng khi thấy mệt thì phải ngừng ngay, không cố gắng quá sức. Ngoài ra, nếu thấy môi trường làm việc độc hại, có tiếp xúc nhiều với hóa chất thì tốt nhất mẹ nên xin chuyển công tác hoặc yêu cầu sắp xếp lại lịch làm việc để hạn chế thiệt hại.
Bước sang tháng thứ 7 của thai kỳ, mẹ nên chuẩn bị kế hoạch nghỉ đẻ, chuẩn bị bàn giao công việc và mua sắm đồ sơ sinh đi nhé!
Một số điều cấm kỵ bà bầu cần tránh trong 3 tháng cuối
Không di chuyển đường xa:
Khoảng từ tuần thai thứ 32 (Thai kỳ tháng thứ 8), các mẹ đã rất cận kề ngày sinh, do đó nên hạn chế đi lại xa bằng mọi phương tiện giao thông. Hơn thế, ngồi lâu sẽ làm mẹ không thể lưu thông máu và khiến thai nhi khó chịu, khó thở.
Không tạo áp lực cho mình:
Những căng thẳng cuối thai kỳ là có thật và rất tự nhiên. Nhưng mẹ nên hạn chế những áp lực lớn từ công việc, gia đình, các mối quan hệ xã hội… để thai nhi không chịu ảnh hưởng từ cảm xúc tiêu cực của mẹ.
Không ăn đồ tái sống:
Trong các món tái sống rất dễ nhiễm khuẩn vì chúng có thể chứa ký sinh trùng Toxoplasmosis hoặc khuẩn E. Coli. Đây là loại vi khuẩn cực kỳ nguy hiểm cho mẹ bầu ở mọi giai đoạn thai kỳ.
Không ngồi ì quá lâu:
Dù là tính chất công việc đặc thù mẹ cũng nên linh hoạt trong việc thay đổi tư thế. Không nên ngồi quá 1 tiếng ở một chỗ vì nó có thể khiến mẹ đau lưng và khó thở do áp lực thai đè lên các bộ phận lân cận.
Đặc biệt ở thai kỳ tháng thứ 9, bà bầu nên đi lại nhẹ nhàng, đi bộ theo nhịp đều kết hợp nhịp thở hợp lý sẽ tốt cho cả mẹ và bé. Và sẽ là sự chuẩn bị tốt nhất cho giây phút ” vượt cạn” được diễn ra suôn sẻ và nhẹ nhàng.
Tránh môi trường ồn ào:
Cuối thai kỳ là lúc thính giác thai nhi đã dần hoàn thiện. Do đó những tiếng ồn ào xung quanh có thể khuấy động bé và ảnh hưởng đến thính giác đang phát triển của con.
Tránh tư thế lạ:
Mẹ hoàn toàn có thể yêu trong 3 tháng cuối thai kỳ dù có thể mọi chuyện sẽ khó khăn hơn. Mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi hơn, bụng to hơn, hụt hơi nhanh chóng. Tuy nhiên, phải chú ý đến tư thế. Tư thế tốt nhất cho các bà bầu là “úp thìa”, cả hai nằm cùng chiều, chồng sẽ yêu mẹ từ đằng sau, đây là tư thế quan hệ an toàn, bụng bầu của mẹ sẽ không bị bất kỳ áp lực nào. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo tư thế Doggy, bạn quỳ bằng hai chân rồi chống tay xuống giường, chồng vẫn tiếp tục thâm nhập từ đằng sau; hoặc tư thế “nữ cao bồi” khi mẹ chủ động là người ngồi bên trên, quay mặt về phía chồng đang nằm.
Ngoài ra, có một thông tin nho nhỏ rằng các mẹ cũng kiêng sắm đồ sơ sinh trước khi bé được 7 tháng tuổi. Đây là một quan niệm truyền thống nhằm giúp cuộc vượt cạn của mẹ được tròn vuông trọn vẹn. Tuy nhiên, dù tin hay không tin điều này thì mẹ cũng phải giữ cho bản thân có một nền tảng sức khỏe thật tốt trước khi ngày “vỡ chum” cận kề nhé!
Note: Ngoài ra còn vấn đề mang thai hộ, đây cũng là một vấn đề đang được các nhà lập pháp suy nghĩ và đưa vào luật nhưng còn mới tại Việt Nam nên Lê Anh Shop xin phép chưa đề cập tới.
Cuối cùng, Lê Anh Shop xin chúc các bạn, những người phụ nữ tuyệt vời, những bà mẹ tương lai có sự chuẩn bị và quá trình mang thai cũng như sinh đẻ và chăm sóc cho con yêu luôn khỏe mạnh và phát triển thật tốt nhé.
Và khi con yêu ra đời, hãy mua vòng dâu tằm của Lê Anh Shop để cho con yêu thêm yếu tố phát triển khỏe mạnh và bình an cũng như ủng hộ chúng mình nhé. Ahihi 🙂
Nguồn: Tổng hợp trên Internet.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên khám và làm theo chỉ định của bác sĩ sản phụ khoa.