Lê Anh Shop – Những vấn đề về sức khỏe mà trẻ sơ sinh hay gặp phải bao gồm các bệnh về da, mắt, bệnh nhiễm trùng, sốt, thay đổi tâm tính, chớ và nôn mửa, tiêu chảy hay táo bón…
Những vấn đề về da mà trẻ sơ sinh thường gặp phải
Trẻ sơ sinh có thể mắc các bệnh như chàm hay bớt khi mới sinh. Những vết này thường sẽ biến mất sau một vài năm, tuy nhiên một số vết chàm, bớt khác lại sẽ tồn tại đến suốt cuộc đời.
Vấn đề về hệ miễn dịch trẻ sơ sinh
Hệ miễn dịch trẻ yếu là một lý do khiến cho việc bú sữa mẹ lại hết sức quan trọng đối với trẻ sơ sinh do trong sữa mẹ có chứa những kháng thể từ người mẹ giúp trẻ chống chọi lại với nhiễm trùng. Những trẻ được bú mẹ thường xuyên sẽ ít bị sốt và ít bị mắc các bệnh nhiễm trùng hơn những trẻ chỉ dùng sữa công thức.
Khi trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng, điều này sẽ trở thành một vấn đề lớn đáng phải quan tâm hơn người lớn do trẻ có thể bị ốm rất nhanh chóng và bệnh có thể diễn tiến nặng hơn rất nhanh. Hầu hết là các bệnh này cũng thường đáp ứng rất tốt với điều trị nếu được điều trị kịp thời. Bác sỹ nghi ngờ bé bị nhiễm trùng, họ sẽ thường cho sử dụng kháng sinh điều trị ngay lập tức để diệt vi khuẩn và ngăn không cho bệnh tiến triển nặng thêm.
Trẻ sơ sinh bị sốt
Đối với hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi, sốt thường là dấu hiệu đầu tiên và duy nhất của các bệnh nhiễm trùng. Một dấu hiệu khác khi trẻ bị ốm thường dễ nhận thấy là những thay đổi trong tâm tính của trẻ. Khi trẻ bị ốm, trẻ sẽ thường quấy khóc nhiều hơn bình thường hay có những thay đổi về mức hoạt động hàng ngày như chậm chạp, ít hoạt động hơn hoặc ngủ li bì. Một số trẻ có thể bỏ bú hoặc bú ít hơn. Vì trẻ sơ sinh còn rất nhỏ và sức đề kháng yếu nên mẹ bé không nên chủ quan, cần đưa tới bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa nhi khám và ra phác đồ điều trị phù hợp.
Trẻ bị nôn trớ, tiêu chảy
Nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ lại rất hay bị nôn trớ trong hoặc ngay sau khi bú, Tiêu chảy là hiện tượng trẻ sơ sinh đi ra phân lỏng, nước, đôi khi đi ngoài với tần suất nhiều hơn hay lượng phân lớn hơn bình thường. Tiêu chảy đôi khi đi kèm với triệu chứng nôn mửa và thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Cần đưa trẻ đi khám ngay các mẹ nhé.
Trẻ bị táo bón
Trẻ bị táo bón khi việc đại tiện khá khó khăn và thường gây đau hay chảy máu. Nếu con bạn bị táo bón, trẻ thường có biểu hiện cố rặn hay vẻ mặt khá căng thẳng để đẩy phân ra ngoài. Các mẹ không nên tùy ý sử dụng các loại thuốc thụt tháo, dễ gây tổn hại sức khỏe của bé. Các mẹ nên bổ sung chất xơ trong dinh dưỡng cho trẻ, bú sữa mẹ hoặc bú sữa bình nếu trẻ trên 6 tháng tuổi, cho trẻ vận động bằng cách để trẻ nằm ngửa và dùng tay vận động 2 chân và tay cho trẻ. Trường hợp không đỡ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Các mẹ có thể đeo vòng dâu tằm cho bé để giúp bé ngoan và khỏe mạnh hơn, bình an hơn nhé.
Ngoài ra, một hội chứng cũng rất nguy hiểm khác có thể gặp đó là hội chứng đột tử sơ sinh (SIDS): đây là những trường hợp tử vong đột ngột ở đối tượng trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, thường không tìm ra nguyên nhân kể cả đã được khám nghiệm tử thi.